Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Khái quát về thực tập sinh tại Nhật Bản

Ở  Nhật không có xuất khẩu lao động và cũng không sử dụng từ xuất khẩu lao động. Thay vào đó thì ở Nhật có chương trình “Thực tập sinh” với những điều luật, quy định riêng đối với các bên có liên quan trực tiếp, phía Việt Nam là “Thực tập sinh và công ty phái cử” với phía Nhật Bản là “Nghiệp đoàn tiếp Nhận và Công ty tiếp nhận”.

① Nộp hồ sơ vào công ty phái cử ⇒ ② Học nguồn (1 tháng) ⇒ ③ Phỏng vấn thi tuyển đơn hàng ⇒ ④ Học trước xuất cảnh (3 tháng) ⇒ ⑤ Nhập cảnh vào Nhật ⇒ ⑥ Học tại nghiệp đoàn (1 tháng) ⇒ ⑦ Về công ty (TTS năm 1, 11 tháng) ⇒ ⑧ Thi chuyển giai đoạn ⇒ ⑨ TTS năm 2 và năm 3 (24 tháng) ⇒ ⑩ Về nước 
  • Công ty phải cử là công ty tại Việt Nam có trách nhiệm tuyển thực tập sinh tại Viêt Nam, đào tạo tiếng, nghề, làm các thủ tục hồ sơ liên quan tại phía Việt Nam. Sẽ ký hợp đồng phái cử với thực tập sinh.
  • Nghiệp đoàn tiếp nhận là nghiệp đoàn nhận thực tập sinh, có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn hỗ trợ cho thực tập sinh về các vấn đề có liên quan đến đời sống, các vấn đề ngoài công việc và làm các thủ tục hồ sơ liên quan tại phía Nhật.
  • Công ty tiếp nhận là công ty nhận thực tập sinh, có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn công việc và trả lương cho thực tập sinh. Sẽ ký hợp đồng lao động với thực tập sinh.
I – Điều kiện để được đi thực tập sinh.
  1. Nam nữ tuổi từ 18 đến khoảng 35 tuổi.
  2. Tốt nghiệp THPT trở lên. (Tuy nhiên tùy theo yêu cầu của công ty tiếp nhận mà có thể chỉ yêu cầu tốt nghiệp THCS nếu có năng lực, nhưng rất ít)
  3. Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nan y, truyền nhiễm…
  4. Đáp ứng đủ các yêu cầu riêng tùy thuộc vào ngành nghề và yêu cầu tuyển dụng của công ty tiếp nhận.
II – Thời gian và nghành nghề.
  1. Tổng thời hạn thực tập sinh tại Nhật là 3 năm (visa 1 năm một).
  2. Sau khi hết 3 năm TTS bắt buộc phải về nước và sau đó không thể quay trở lại Nhật dưới hình thức TTS (có thể quay lại nhật bằng visa kỹ sư kỹ thuật viên nếu có bằng cao đăng đại học đúng chuyên môn, du học, kết hôn).
  3. Có rất nhiều nghành nghề có thể tiếp nhận TTS theo quy định. Các nghành có nhiều TTS Việt Nam như: May mặc, nông nghiệp, xây dựng, thủy sản, điện tử, hàn…
III – Về thủ tục quy trình để đi thực tập sinh.
1.   Trước khi sang Nhật.
  1. Đến công ty phái cử thực tập sinh tại Việt Nam để nộp hồ sơ và tìm hiểu về chương trình. Nhân viên tuyển dụng của công ty sẽ tư vấn cho các bạn về việc học tiếng, thời gian, chi phí, công việc, cuộc sống…
  2. (Nếu bạn đủ điều kiện và đồng ý vào công ty) Bạn sẽ học tiếng (đào tạo nguồn) tại công ty phái cử thời gian khoảng 1 tháng. Bạn phải nộp tiền học tiếng, ăn ở trong 1 tháng này, có rất nhiều công ty yêu cầu các bạn nộp cả tiền gọi là “Đặt cọc học nguồn” để tránh trường hợp bạn từ bỏ ý định đi Nhật hoặc để điều khiển bạn dễ hơn… (Với nhiều công ty thì đã vào là khó có thể rút) thường là 1000 $.
  3. Sau đó công ty phái cử sẽ bố trí cho các bạn thi tuyển và phỏng vấn đơn hàng (Nếu bạn đáp ứng đủ yêu cầu của đơn hàng hoặc công việc phù hợp với mong muốn của bạn).
  4. Nghiệp đoàn và công ty tại Nhật sẽ qua Việt Nam để tổ chức thi tuyển và phỏng vấn (tuy nhiên cũng có một vài công ty phỏng vấn online qua skype).
  5. (Nếu bạn thi đỗ đơn hàng) Bạn sẽ học tiếng, học những điều cơ bản về Nhật Bản… trước khi xuất cản. Thông thường là 3 tháng (Có thể là 2 tháng hoặc nhiều hơn 3 tháng tùy theo yêu cầu của công ty bên Nhật). Khi này bạn sẽ phải nộp khoản tiền học tiếng và ăn ở trong 3 tháng này.
  6. Trong thời gian bạn học tiếng tại Việt Nam thì nghiệp đoàn tại Nhật sẽ làm hồ sơ thủ tục để xin “Tư cách lưu trú” cho bạn (thông thường thì ít nhất là mất 2 tháng, có thể lâu hơn nếu có vấn đề về hồ sơ.
  7. Cũng trong thời gian này công ty phái cử sẽ cho các bạn ký hợp đồng phái cử (Hợp đồng ký với công ty phái cử) và hợp đồng lao động (Hợp đồng ký với công ty tiếp nhận). Bạn sẽ phải nộp tiền Phí và tiền đặt cọc.
  8. Khi có tư cách lưu trú, công ty phái cử sẽ làm visa cho các bạn (thông thường là mất 1 tuần). Khi có visa là các bạn có thể xuất cảnh.
2.   Sau khi đến Nhật
  1. Sau khi đến Nhật bạn sẽ học tại nghiệp đoàn: Học tiếng nhật, cuộc sống, các luật liên quan… thời gian 1 tháng. Thời gian này sẽ không được hưởng lương, thay vào đó nghiệp đoàn sẽ trả trợ cấp trong 1 tháng học thường là 50,000~60,000 yên.
  2. Sau 1 tháng học thì bạn về công ty làm việc và bắt đầu năm thứ nhất tại Nhật.
  3. Trước khi hết hạn visa của năm đầu thì các bạn sẽ phải thi chuyển giai đoạn (Gồm lý thuyết tiếng nhật và thực hành kỹ năng theo nghành nghề của bạn). Đây là điều kiện cần và đủ để có thể gia hạn visa sang năm 2.
  4. Công ty và nghiệp đoàn sẽ hướng dẫn các bạn ôn thi, kỳ thi rất cơ bản và cũng không quá khó. Nếu đạt thì các bạn được gia hạn visa thêm 1 năm nữa (năm 2), nếu trượt (được thi lại 1 lần) thì bạn sẽ phải về nước.
  5. Trước khi hết hạn visa năm 2, nghiệp đoàn sẽ làm thủ tục để gian hạn visa thêm 1 năm nữa cho bạn (năm 3 – năm cuối)
  6. Trước khi mãn khóa 3 năm, nghiệp đoàn sẽ làm thủ tục và hướng dẫn các thủ tục có liên quan: Cách nhận Nenkin… để các bạn về nước khi hết 3 năm.
  7. Sau  khi về nước thông thường là sau 1 tháng. Công ty phái cử sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng phái cử, trả lại tiền đặt cọc…
IV – Chi phí để đi thực tập sinh nhật bản (Tham khảo, tính bằng đô mỹ)
  1. Tiền phí đi từ  4,000$ ~ 7,500$  (Tùy theo từng công ty phái cử, nghành nghề)
  2. Tiền đặc cọc từ 3,000$ ~ 4,000$ (Nhận lại toàn bộ sau khi mãn hạn về nước mà không có vấn đề gì liên quan đến pháp luật. Có công ty phái cử yêu cầu đặt cọc cả sổ đỏ)
  3. Tiền học tiếng từ 1,500$ ~ 2,000$ (Gồm cả tiền học trước và sau khi trúng tuyển)
  4. Các khoản tiền khác từ 500$ ~ 1,000$
  5. Tổng chi phí từ 9,000$ ~ 14,500$ (không tính tiền đặt cọc: 6,000$ ~ 10,500$)
Chú ý:
  • Về tất cả các khoản chi phí phải nộp cho công ty phái cử quy định và thu trực tiếp từ TTS. Nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận không có liên quan, không được hưởng lợi gì từ các khoản phí này.
  • Hầu hết các nghiệp đoàn và công ty cũng không được biết các vấn đề có liên quan đến chi phí mà công ty phái cử thu từ TTS.
V – Tiền lương và chi phí tại Nhật (Tham khảo theo tháng, tính bằng yên Nhật)
  1. Tiền lương cơ bản từ 110,000 Y ~ 140,000 Y (Tiền lương tính dựa trên tiền lương tối thiểu theo quy định của luật lao động Nhật Bản cho từng tỉnh. Tiền lương tùy từng nghành nghề và công ty. Tiền lương cơ bản là chưa có tiền làm thêm giờ)
  2. Trừ các loại bảo hiểm, nenkin từ 15,000 Y ~ 20,000 Y (Bao gồm điện bảo hiểm ý tế, bao hiểm hợp đồng, tiền bảo hiểm xã hội-Nenkin. Tính theo luật quy định. Bị trừ trực tiếp vào lương hàng tháng.
  3. Trừ tiền nhà từ 6,000 Y ~ 10,000 Y  (Tiền thuê nhà thay đổi tùy từng vùng từ 50,000 ~ 90,000 Y/1 tháng. Công ty hỗ trợ 1 nửa. Còn 1 nửa chia theo đầu người ở cùng. Bị trừ trực tiếp vào lương hàng tháng)
  4. Trừ tiền điện, nước ga từ 7,000 Y ~ 10,000 Y (Tính theo hóa đơn sử dụng thực tế hàng tháng, chia theo đầu người ở cùng. Bị trừ trực tiếp vào lương hàng tháng)
  5. Tiền ăn trung bình từ 15,000 Y ~ 20,000 Y (Cái này phụ thuộc vào giá cả của từng vùng và từng cá nhân)
  6. Tổng thực lĩnh hàng tháng từ 67,000 Y ~ 80,000 Y (Tương đương 670$ ~ 800$, tỉnh tỉ  giá trung bình 1$ = 100 Y.
Chú ý:
  • Tiền lương do công ty trực tiếp trả cho TTS hàng tháng. Nghiệp đoàn và công ty phái cử không có liên quan cũng như không thu lợi từ khoản lương này.
  • Tiền lương và các khoản được khấu trừ đều được khi trong hợp đồng lao động giữa TTS và công ty tiếp nhận TTS đã ký trước khi nhập cảnh.
  • Trước khi thi tuyển đơn hàng thì phía công ty có trách nhiệm phải cho TTS được biết về công việc, nơi làm việc, các khoản tiền lương và tiền bị khấu trừ… Khi phỏng vấn thì nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận sẽ nói lại.
  • Ngoài ra các bạn còn phải nộp tiền thuế thu nhập cá nhân. Nhưng nếu các bạn có đăng ký người phụ thuộc thì sẽ được miễn giảm thuế thu nhập sẽ không phải đóng (Vẫn có trường hợp phải đóng do không có đăng ký người phụ thuộc). Nghiệp đoàn sẽ làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc cho các bạn khi các bạn học tại nghiệp đoàn.
  • Sau 3 năm về các bạn còn được nhận lại một phần tiền bảo hiểm xã hội-nenkin mà các bạn đã đóng truông xuất 3 năm. Thường thi sẽ là khoảng 300,000 Y ~
VI – Các vấn đề cần lưu ý.
  1. Số lượng công ty phái cử ở Việt Nam bây giờ rất nhiều, mức chi phí để đi Nhật và chất lượng cũng chênh lệch nhau khá lớn. Các bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty. Và nên nhớ không hẳn công ty chi phí cao là chất lượng tốt, nhanh được đi…
  2. Hiện nay có rất nhiều (đa phần) nhân viên tuyển dụng của công ty phái cử nói hay và nói quá về công việc, cuộc sống, tiền lương và làm thêm giờ… khác rất nhiều so với thực tế tại Nhật. Các bạn muốn đừng nên quá tin vào những gì họ nói, cố gắng suy nghĩ, tự minh lập kế hoạch, tính toán và đưa ra cho mình 1 quyết định chính xác, để sau này có sang rồi thì không phải hối hận hay nuối tiếc…
  3. Khi các bạn có những tính toán, lên kế hoạch để đi Nhật thì không nên nghe theo và tính cả cái tiền làm thêm… vào thu nhập hàng tháng của mình. Vì việc làm thêm giờ không phải cố định, tháng nào cũng có.
  4. Có hiện tượng đặc biệt là các bạn ở các vùng quê xa. Muốn đi TTS nhưng do không biết nên phải thông qua môi giới trung gian ở quê dẫn đến các bạn phải mất thêm 1 khoản tiền không đáng. Mà không chắc đã an toàn 100%. Thế nên muốn đi tốt nhất các bạn nên đến trực tiếp các công ty phái cử để tìm hiểu.
  5. Hầu hết tại các công ty phái cử các khoản tiền các bạn cần phải nộp như tiền phí đi, đặt cọc, tiền học… thường được nộp trực tiếp cho nhân viên tuyển dụng làm việc với bạn. Chứ không nộp cho công ty hay kế toán. Các bạn rất dễ bị bắt nộp cao hơn mà không biết nên có thể sẽ bị ăn chặn, bớt xén cho vào túi riêng trước khi số tiền đó đến công ty.
  6. Rất nhiều các khoản mà công ty thu của các bạn (thông qua nhân viên tuyển dụng) có những số tiền rất lớn như là tiền phí đi… nhưng lại không có hóa đơn, chứng từ, phiếu thu hợp pháp. Cái này có rất nhiều công ty cho nó là bình thường, thành cái lệ của công ty. Nhưng các bạn nên yêu cầu tất cả các trường hợp nộp tiền đầu cẩn phải có giấy tờ xác nhận hợp pháp rồi mới nộp tiền. Tránh trường hợp  xảy ra vấn đề thì bạn sẽ là người bị thiệt. Và thực tế cũng có nhiều người bị lừa và thiệt hại như thế.  Và quan trong hơn đó chính là việc khi nộp tiền hay cả khi mua đồ việc có hóa đơn chứng từ hợp pháp là điều đương nhiên.
  7. Có nhiều công ty và nhân viên tuyển dụng của công ty đó có cái kiểu nếu bạn không đút tiền thì không được sắp xếp cho đi phỏng vấn, hay nhân viên yêu cầu bạn trắng trợn rằng là phải đút tiền này tiền kia để phỏng vấn và để đi nhật (kể cả trước và sau khi bạn đã đỗ đơn hàng học chờ bay rồi).
  8. Các bạn hãy chú ý là nghiệp đoàn và công ty bên nhật đã phỏng vấn trực tiếp và chọn bạn chứ không phải nhờ họ mà bạn được đỗ nên khi có chuyện đòi tiền ngoài, này kia… thì các bạn có thể liên lạc trực tiếp cho nghiệp đoàn để nói chuyện. Bên nhật không có kiểu làm ăn như thế và họ rất ghét.
  9. Khi phỏng vấn thi tuyển. Các bạn có thể hỏi nghiệp đoàn hay công ty tiếp nhận về: chế độ, tiền lương, nội dung công việc cũng như về cuộc sống tại Nhật…. Cả nghiệp đoàn và công ty đều sẵn lòng trả lời cho các bạn.
  10. Về cơ bản thì tiền lương của TTS trong xuốt 3 năm là không thay đổi, không có tăng lương (trừ trường hợp tiền lương cơ bản theo luật quy định thay đổi và cao hơn mức cơ bản mà bạn đang được nhận) và không có thưởng… (Tuy nhiên thực tế vẫn có nhiều công ty tốt vẫn có thưởng cho TTS. Nhưng các bạn cũng đừng vội nghĩ đến nó để tránh thất vọng khi không được)
  11. Khi ký hợp đồng lao động tại công ty phái cử trước khi xuất cảnh. Có rất nhiều công ty có kiểu: nhân viên đưa hợp đồng lao động cho các bạn rồi yêu cầu, giục các bạn ký nhanh nhanh cho xong chứ không cho các bạn có thời gian đọc và hiểu nội dung hợp đồng trước khi ký.
  12. Hợp đồng lao động làm theo mẫu của bên Nhật. Có cả tiếng việt và tiếng nhật, trong đó có ghi rõ ràng về thời gian làm việc, ngày nghỉ, tiền nước, các khoản bị trừ…. Các bạn đều có quyền và có thể yêu cầu được đọc nội dung và thắc mắc khi không hiểu trước khi các bạn ký hợp đồng.
  13. Cố gắng học nhiều tiếng nhật trước khi nhập cảnh nó rất cần thiện để công việc cũng như cuộc sống của các bạn tại nhật được thuận tiện. Nó giúp bạn có những mối quan hệ tốt với người nhật, tránh những lỗi hay sự cố đáng tiếc chỉ vì lý do bất đồng ngôn ngữ.
  14. Trong 3 năm sinh sống và làm việc tại Nhật bản theo chế độ TTS thì các bạn chịu sự quản lý, hướng dẫn của cả nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận.
  15. Trong 3 năm sinh sống và làm việc tại Nhật ngoài việc tuân thủ theo luật, quy định của Nhật Bản, của công ty hay của khu các bạn sinh sống thì các bạn cũng cần phải thay đổi bản thân để phù hợp với phong tục tập quán … của người Nhật tại đất  nước Nhật. Đây chính là “Nhập gia tùy tục”.
  16. Có rất nhiều bạn không hiểu vì lý do gì mà rất vội vàng và rất máu đi Nhật để rồi phải đút lót, mất tiền trung gian và nhiều khoản không đáng mất khác… Các bạn đừng quá vội vàng để tạo cơ hội để người khác lừa đảo, chặt chém… Nhật bản vẫn cần rất nhiều lao động nước ngoài. Nếu Cầu cao hơn Cung thì khả năng cao là các công ty phái cử (cung cấp TTS) phải giảm lệ phí… để thu hút nguồn TTS đáp ứng nhu cầu đang tăng cao đó.
  17. Các bạn muốn đi Nhật cũng cần phải xác định trước tinh thần là: Công việc tay chân vất vả, người Nhật rất nghiêm khác trong công việc, thu nhập không quá cao, nhưng chi phí sinh hoạt… thì rất cao, nếu không tiết kiệm thì có thể không dành giụm được gì.
  18. Các bạn cần cố gắng tận dụng 3 năm đi sống và làm việc tại Nhật, trực tiếp với người Nhật để cố gắng học thêm tiếng Nhật. Sau khi về nước sẽ dễ dàng kiếm việc làm hơn…. Tuy rằng làm việc nơi xứ người sẽ vất vả nhưng cũng có rất nhiều cái tốt, cuộc sống vật giá đặt đỏ nhưng rất tiện lợi và đầy đủ… Sẽ những trải nghiệm mà nếu không đi Nhật thì chắc chẳng bao giờ chúng ta được biết đến.
thuc tap sinh

Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc làm thêm tại Nhật

Khi đi xin việc làm thêm tại Nhật, mọi người đều cần nộp 1 bản sơ yếu lý lịch để giới thiệu bản thân. Có thể mua form sẵn ở cửa hàng tiện lợi (combini) rồi viết tay vào. Cũng có thể làm form bằng máy tính hoặc smartphone, nhập thông tin vào rồi in ra. Nhưng thông thường thì nên viết tay vì được đánh giá cao hơn.
Mẫu lý lịch có thể tham khảo và download form (để in ra) ở đây.
http://area-baito.weban.jp/contents/arubaito_manual/step_2_01.html
Form sơ yếu lý lịch dạng file word down tại đây: https://www.facebook.com/groups/CongdongVietNhat/825005804182765/
1) 日付: Ngày tháng hiện tại, viết theo dạng 平成25年 thay vì 2013, 平成26年 thay vì 2014. Vì là ngày hiện tay nên không bao giờ viết trước mà để trống, khi nào nộp thì viết ngày hôm đó vào.
2) 氏名: Họ tên. Nếu thấy “ふりがな” thì viết phiên âm bằng ひらがな, thấy “フリガナ” thì viết tên bằng カタカナ. Ấn con dấu của mình vào (kê quyển vở mềm ở dưới trước khi ấn dấu để khỏi bị tèm nhèm)
3) 写真: Ảnh nhỏ khuôn mặt mình, chụp mới (trong vòng vài tháng trở lại). Mặt sau viết tên mình. Dán kỹ. Không cần chụp mặc comple nhưng cần quần áo trông sạch sẽ (tốt nhất màu trắng). TUYỆT ĐỐI không chụp ảnh cười cợt vui vẻ như avatar Facebook.
4) 住所・連絡先: Địa chỉ, số điện thoại: viết đầy đủ chính xác. Email: email dùng được cho máy tính (Gmail…).
5) 学歴: Quá trình học hành. Dòng đầu tiên viết 1 chữ “学歴”. Tên trường, khoa cần viết đầy đủ. Đối với thời gian ở Việt Nam thì chỉ cần viết từ năm tốt nghiệp Trung học cơ sở (cấp 2). Không viết tắt kiểu 〃(ý là giống như trên).
Xem bảng đối chiếu năm lịch Tây và lịch Nhật ở đây.
http://pc.mobit.ne.jp/gr/toho/images/koyomi/koyomi.html
6) 職歴: Quá trình công việc (công việc arubaito cũng được). Dòng đầu tiên viết 1 chữ “職歴”. Nếu không có thì ghi “なし”. Tên công ty không được giản lược, ví dụ chữ “株式会社” không được viết là “(株)”. Dưới cùng, viết chữ “以上”.
7) 免許・資格: Bằng cấp các loại dù không liên quan đến công việc arubaito, viết theo thứ tự ngày tháng được cấp. Đang học thi bằng gì cũng ghi vào được. Đối với người Việt thì bằng tiếng Nhật, tiếng Anh, bằng lái xe ở Nhật là OK.
8. 志望動機: Lý do ứng tuyển/Sở thích/Sở trường… của mình. Lý do ứng tuyển thì viết là muốn phát huy sở trường, ham thích, quan tâm, học tập gì của mình khi làm việc này. Sở thích (bóng đá, guitar…), tránh viết là không có (“特になし”). Phần này là quan trọng, có thể tham khảo ví dụ cách viết ở đây (chọn theo ngành nghề).
http://mpjob.jp/contents/motive/
9) 本人希望記入欄: Đề nghị cá nhân với nơi xin làm arubaito. Ví dụ: muốn làm ngày nào, giờ nào. Không có gì thì cũng không cần ghi.
10) 保護者欄: Phần dành cho bố mẹ người dưới 20 tuổi, người Việt thì không cần quan tâm.

nguồn: Cộng đồng Việt Nhật

Lưu ý khi lựa chọn một công ty uy tín để đi Nhật Bản

Được làm việc tại một đất nước tiên tiến hàng đầu thế giới – đất nước nổi tiếng xinh đẹp như Nhật Bản là ước mơ của rất nhiều người. Quan niệm “cứ sang được Nhật là có thu nhập” đã trở thành suy nghĩ quen thuộc với người lao động và cho đến bây giờ, suy nghĩ đó vẫn đúng. Với mức lương cơ bản mà hầu hết các nghành nghề người lao động nhận được là từ 12.000 yên trở lên, tương đương với khoảng 26 triệu đồng. Nếu trừ ăn ở, bảo hiểm và phụ phí, người lao động vẫn để ra được một khoản kha khá. Đó là chưa kể thời gian làm thêm, tăng ca được trả đúng theo luật lao động Nhật Bản. Vậy, làm thế nào người lao động có thể được xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận, được làm việc có thời hạn tại Nhật Bản? Làm thế nào để chọn lựa một công ty môi giới uy tín, tốt nhất giữa rất nhiều công ty được Bộ Lao động cấp phép? Làm thế nào để thời gian đi ngắn nhất mà lại tiết kiệm chi phí nhất? Bài viết dưới đây là sẽ giúp bạn đọc trả lời được những câu hỏi đã đưa ra phía trên.
Trước tiên, chúng ta phải hiểu tất cả lao động phổ thông, lao động có tay nghề muốn làm việc tại Nhật Bản thì chỉ có một hình thức duy nhất là Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản. Bản chất là chương trình phái cử từ một công ty A tại Việt Nam phái cử lao động sang Nhật Bản làm việc với mục đích học hỏi và sau 3 năm tiếp tục trở về hoạt động tại Việt Nam. Nhưng thực chất thì chỉ diễn ra tại công ty liên doanh Việt Nhật, công ty vốn góp từ Nhật, công ty lấy công nghệ từ phía Nhật Bản,… Phần lớn các công ty môi giới tại Việt Nam có chức năng đào tạo, chọn lọc và hợp tác với doanh nghiệp Nhật đưa người lao động sang làm việc. Do vậy, chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản có yêu cầu khá khắt khe, người lao động chỉ được tham gia một lần, và hạn hợp đồng tối đa là 3 năm (ký từ 6 tháng đến 3 năm). Thị trường Nhật Bản rất khó làm, do vậy tuy có rất nhiều công ty được cấp phép đưa người lao động sang Nhật Bản nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp làm tốt trong lĩnh vực lao động Nhật Bản này. Không ít người lao động có những lựa chọn doanh nghiệp đỡ đầu không phù hợp, hệ quả là mất mát về chi phí, tốn thời gian công sức học tập trong thời gian dài mà không thể thực hiện được nguyện vọng đi Nhật của mình. Vậy cần làm gì để có thể hiện thực hóa mong muốn làm việc tại Nhật Bản.
Lựa chọn công ty có đầy đủ hồ sơ pháp lý là công ty đỡ đầu
Trước tiên, công ty đó phải là công ty hợp pháp, tức là có đầy đủ hồ sơ pháp lý hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Được Bộ lao động Thương binh và Xã hội cấp phép đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc. Việc kiểm tra là không khó với người lao động, các bạn có thể tìm kiếm thông tin từ website của Bộ Lao động Thương binh và xã hội:http://dolab.gov.vn/
Công ty số lượng xuất cảnh hàng năm lớn
Thành công trong lĩnh vực đưa người lao động ra nước ngoài của một công ty xuất khẩu lao động nằm ở số lượng xuất cảnh công ty đạt được. Những công ty quảng cáo thương hiệu mạnh, truyền thông rầm rộ là những công ty được người lao động biết đến nhiều nhất, nhưng đó chưa hẳn là công ty có thể đưa bạn đi. Một công ty có số lượng xuất cảnh sang Nhật hàng năm lớn chắc chắn đó là công ty uy tín, nhưng không dễ để biết được lượng xuất cảnh từ phía các công ty xuất khẩu lao động. Bạn phải đánh giá qua quan sát, nó nằm ở đơn tuyển dụng, quy mô trung tâm đào tạo, quy trình làm việc,…
Liên hệ trực tiếp với công ty
Liên hệ trực tiếp với cán bộ tuyển dụng trong các công ty xuất khẩu lao động là con đường ngắn nhất đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Tức là, người lao động nên tránh bất cứ con đường nào “hấp dẫn hơn” được đưa ra. Những người giới thiệu, người quen biết với giám đốc, trưởng phòng, người có thể đảm bảo 100% lo được việc, có thể đưa đi nhanh nhất… tất cả chỉ là chỉ là cái cớ để “cò” dụ dỗ bạn. Gạt bỏ mọi lời nói của những đối tượng thứ 3 này không hề dễ dàng, đòi hỏi người lao động phải luôn tỉnh táo và có cái nhìn khách quan nhất.
Phải đi con đường chính xác nhất
Nhiều người chưa hiểu con đường chính xác nhất là con đường như thế nào thì ở đây các bạn sẽ hiểu rõ hơn. Để lựa chọn doanh nghiệp tốt nhất, người lao động phải có cái nhìn chính xác thi trường lao động nhắm đến
Trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc, mỗi thị trường đều có đặc thù riêng mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động muốn hoạt động tốt thì phải đảm bảo tuân thủ đúng theo quy luật đó. Trong thị trường lao động Nhật Bản, một người lao động là một sản phẩm hoàn hảo trong quá trình lựa chọn và đào tạo của công ty.Do vậy, đối với lao động Nhật Bản , trước tiên doanh nghiệp phải lựa chọn người khá khắt khe về: ngoại hình, tố chất. Bài thi cộng dồn và bài test IQ là không thể thiếu trong mỗi kỳ thi lựa chọn lao động Nhật Bản. Nguyên tắc tuyển người lao động của doanh nghiệp Nhật Bản là họ không lựa chọn người có kinh nghiệm mà lựa chọn người có thể đào tạo nhanh nhất và có nhiều tố chất phù hợp với công việc.
Công ty làm chuẩn nhất phải là cầu nối từ phía doanh nghiệp tiếp nhận Nhật Bản với người lao động. Doanh nghiệp Nhật Bản trực tiếp phỏng vấn và tuyển người, không giao phó cho công ty tại Việt Nam tuyển hộ. Điều này rất quan trọng vì tránh những trường hợp thông tin tuyển dụng là không chính xác và đơn tuyển dụng bị hoãn-hủy, dẫn đến người lao động tham gia đến 4-5 tháng rồi nhưng bỗng thành công cốc, tiền thì mất mà nguyện vọng cũng không đạt được
Các đối tác tiếp nhận lao động từ phía Nhật Bản yêu cầu rất khắt khe nên quan trọng nhất người lao động trước khi tham gia phỏng vấn đều phải được đào tạo cơ bản về ngoại ngữ chào hỏi, văn hóa thông thường và cả ý thức kỷ luật được coi là “khô cứng” theo văn hóa Nhật Bản. Nếu nhân viên tư vấn nói sẽ để bạn thi tuyển với người Nhật, nếu trúng tuyển mới đào tạo thì bạn nên xem xét cho kỹ trước khi chọn công ty đó.
Phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp tiếp nhận
Công ty có bề dày trong lĩnh vực là công ty tốt nhất. Hoạt động và phát triển càng lâu trong lĩnh vực đưa người lao động sang Nhật Bản thì chứng tỏ doanh nghiệp càng ụy tín. Không dễ gì làm việc được với doanh nghiệp Nhật Bản, muốn làm được thì phải đào tạo và giữ chân được người lao động. Mức thu nhập cho người lao động đi Nhật rất hấp dẫn, đời sống sinh hoạt tốt, cộng với việc chỉ được đi tu nghiệp sinh/thực tập sinh có một lần duy nhất (chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản không tiếp nhận học việc đã từng xin visa đi Nhật) nên việc giữ chân người lao động là rất khó. Hết hợp đồng là người lao động sẽ trốn, đó là mong muốn làm việc nhưng là con dao giết chết doanh nghiệp phái cử và thế hệ sau. Hơn 90% tu nghiệp sinh Nhật Bản là người Trung Quốc, họ làm rất tốt vai trò của tu nghiệp sinh, hết 3 năm họ về nước và phát triển công việc theo ý muốn với kinh nghiệm làm việc và số vốn có được trong 3 năm. Nhật Bản không ưa gì Trung Quốc nhưng họ vẫn “phải” tiếp nhận do nguồn lao động tại Nhật Bản không dồi dào gì. Một người lao động trốn ra ngoài khi bị cơ quan chức năng bắt được, doanh nghiệp tiếp nhận bị xem xét, nghiệp đoàn quản lý bị xử phạt và lẽ dĩ nhiên nghiệp đoàn và doanh nghiệp đó không làm việc với công ty phái cử tại Việt Nam. Do vậy, công ty nào có thâm niên đưa người lao động đi Nhật chắc chắn là công ty uy tín
Cảnh giác với công ty phí thấp
Việc tuyển nguồn lao động Nhật Bản là rất khó, cộng với sự khó tính trong việc lựa chọn lao động từ đối tác Nhật Bản dẫn đến nhiều công ty tìm mọi cách tuyển thật nhiều lao động mặc dù chỉ có thể xử lý cho một lượng nhỏ trong số những người lao động động tham gia. Tư vấn phí không chính xác là cách làm khá phổ biến ở nhiều đối tượng tư vấn, đặc biệt là từ những tay môi giới – “cò” nhằm lôi kéo người lao động đi theo. Khi đã nộp một số tiền đặt cọc khá lớn đễ giữ chân thì sau đó sẽ có hàng loạt các khoản phí phát sinh thêm đổ lên đầu người lao động. Do vậy, khi chọn doanh nghiệp đưa người lao động đi Nhật thì không nên để chi phí làm yếu tố quyết định việc chọn doanh nghiệp
Tự lượng sức mình
Để tránh gặp hệ quả không hay thì người lao động cũng nên nhìn vào điều kiện mình có được trước khi tham gia chương trình lao động Nhật Bản tại bất kỳ công ty xuất khẩu lao động nào.
1, Tài chính gia đình không đủ
2, Điều kiện bản thân không cho phép
Ở độ tuổi 34-35 nhưng vẫn muốn phải đi Nhật bằng được, việc bị rơi vào tay những kẻ lừa đảo lao động xuất khẩu là khó trành khỏi
Ngoại hình quá kém, chiều cao + cân nặng thừa hay thiếu là bất lời rất lớn khi các bạn tham gia. Nên nhớ, bạn luôn phải đối đầu với 2-3 người khi doanh nghiệp Nhật tuyển chọn. Không nên tham gia nếu bạn không có nhưng ưu thế hơn người như kinh nghiệm công việc, tiếng Nhật hoặc vũ khí bí mật mà bạn cho rằng nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn. Để lao động tại Nhật, không phải cứ đóng tiền là đi được, bạn phải học thật, nghiêm túc và đấu tranh khi phỏng vấn
3, Coi thường công việc
Bạn nghĩ sang Nhật chỉ là đi lao động, lao động ở đâu cũng thế … như vậy là bạn đang tự làm khó mình. “Nhập gia thì tùy tục”, kỷ luật là điều mà doanh nghiệp Nhật nhìn vào đầu tiên, họ không bao giờ tiếp nhận bạn nếu bạn không cho họ thấy mong muốn sang Nhật làm việc của bạn
Luôn hướng đến thành quả mà bạn sẽ nhận được
Đi lao động tại Nhật khó, nhưng nếu người lao động theo đuổi thì chắc chắn sẽ đi được. Khi bạn chọn được doanh nghiệp tốt, bạn được tham gia quá trình đào tạo bài bản, được phỏng vấn với một vài doanh nghiệp tiếp nhận và thi tuyển liên tục chắc chắn bạn sẽ rút ra kinh nghiệm khi tiếp xúc với người Nhật, bạn sẽ biết cách lấy lòng nhà tuyển dụng.
Sau 3 năm, điều bạn nhận được không chỉ là khối lượng tích lũy tài chính trên 500tr:
Bạn trưởng thành hơn trong cuộc sống
Bạn tiếp nhận được một nền văn hóa tiên tiến hơn Việt Nam nhiều năm, cách tạo ra giá trị vật chất của họ.
Bạn sẽ tự lập nghiệp không phải phụ thuộc vào gia đình. Với kinh nghiệm là việc tại Nhật và ngoại ngữ Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể công tác trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, du lịch và cũng có thể là sư phạm.
?????????????

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Giáo viên trung tâm